Sụn sinh học định hình, sụn tự thân, sụn E Gotex là 3 loại chất liệu nâng mũi được sử dụng phổ biến hiện nay. Mỗi loại chất liệu đều có ưu và nhược điểm riêng, hãy cùng Blog Sacdepphunu.org tìm hiểu về các loại chất liệu này.
1. Tìm hiểu loại sụn sinh học sử dụng trong nâng mũi S line
Chất liệu nâng mũi sụn sinh học định hình được làm chủ yếu từ silicon kết hợp với oxygen, cacbon và một số chất gốc hữu cơ như phenyl, methyl, ethyl…Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, sụn sinh học định hình có độ tương thích cao với cơ thể, có độ mềm dẻo vừa phải rất dễ cắt gọt, tạo dáng. Ngoài ra, sụn sinh học định hình còn có độ trơ cao, không dễ bị bào mòn hoặc biến dạng theo thời gian.
Chính bởi những đặc điểm trên mà sụn sinh học từ lâu đã trở thành chất liệu nâng mũi được sử dụng để chỉnh sửa các khuyết điểm về mũi.
Hiện nay, chất liệu sụn sinh học cũng đã có nhiều sự cải tiến về hình dáng, kích thước giúp khách hàng thoải mái lựa chọn chất liệu phù hợp với gương mặt mình.
Nâng mũi bằng chất liệu sụn sinh học định hình có ưu điểm
- Với đặc điểm mềm dẻo, khối đúc, bác sĩ sẽ dễ dàng cắt gọt chỉnh sửa cho phù hợp với đặc điểm mũi của từng khách hàng. Đặc biệt, nâng mũi bằng sụn sinh học định hình sẽ dễ dàng đạt được kết quả dáng mũi mềm mại, tự nhiên nhờ kết cấu khớp nối hai khấc.
- Chất liệu sụn sinh học định hình có độ trơ cao nên khi độn nâng cao sóng mũi sẽ giúp dáng mũi luôn ổn định, dáng mũi không bị biến đổi theo thời gian.
- So với các chất liệu nâng mũi khác, nâng mũi bằng sụn sinh học định hình có chi phí tương đối rẻ.
Nhược điểm của chất liệu nâng mũi sụn sinh học
Vì có độ trơ lỳ cao nên sụn sinh học định hình có khả năng bám dính vào cơ thể thấp, sau một thời gian nâng mũi, chất liệu bị tụt gây nên tình trạng đầu mũi bị bóng đỏ, thậm chí là thủng rách đầu mũi. Chính vì vậy, với những trường hợp khách hàng có da mũi mỏng, sóng mũi quá thấp, bác sĩ cũng khuyên không nên nâng mũi bằng sụn sinh học đơn thuần.
2. Chất liệu nâng mũi sụn tự thân là gì?
Sụn tự thân là gì? Trong một thập niên gần đây, sụn tự thân chính là chất liệu nâng mũi hot nhất. Đây chính là loại sụn được bác sĩ bóc tách từ chính cơ thể khách hàng dùng để nâng hoặc bọc bảo vệ sụn sinh học. Những bộ phận trên cơ thể người có thể bóc tách lấy sụn nâng mũi gồm có tai, cân thái dương, sụn sườn non…
Ưu điểm của chất liệu nâng mũi sụn tự thân
- Chất liệu sụn tự thân được các chuyên gia thẩm mỹ gọi là sụn sống, có độ tương thích gần như tuyệt đối với cơ thể. Khi nâng mũi bằng sụn tự thân, hoặc dùng sụn tự thân bọc xung quanh sụn sinh học để nâng mũi kết quả sẽ nhanh chóng ổn định và đẹp tự nhiên chỉ trong một thời gian rất ngắn.
- Theo nghiên cứu, sụn tự thân có độ mềm dẻo cao gấp 200 lần chất liệu sụn sinh học nên khi nâng mũi bọc sụn tự thân, kết quả nâng mũi không chỉ ổn định hơn, tự nhiên hơn mà còn đẩy lùi được tất cả những nguy cơ biến chứng sau phẫu thuật như mũi bóng đỏ, dị ứng chất liệu, lộ sóng…
Hạn chế của chất liệu sụn tự thân
- Nâng mũi bằng sụn tự thân mất nhiều thời gian. Bởi ngoài công đoạn nâng mũi như các phương pháp khác, bác sĩ cần có thêm một công đoạn là gây tê, bóc tách sụn tự thân làm chất liệu.
- Chi phí nâng mũi bằng sụn tự thân không hề rẻ. Đặc biệt là đối với những trường hợp nâng mũi hoàn toàn bằng sụn tự thân.
- Sụn tự thân thường có đặc tính co rút. Vì vậy, để kết quả nâng mũi được đảm bảo ổn định lâu dài, tốt nhất bạn nên thực hiện nâng mũi bọc sụn Hàn Quốc (tức là nâng mũi bằng cả hai chất liệu sụn sinh học định hình và sụn tự thân)
3. Tìm hiểu chất liệu nâng mũi – sụn E Gotex
Sụn E Gotex hiện là chất liệu nâng mũi tốt nhất. Đây thực chất là tấm mạch máu nhân tạo vốn được sử dụng nhiều trong phẫu thuật tim mạch. Mỗi miếng sụn nhân tạo có độ dày khoảng 0,8 – 1mm. Trên bề mặt của sụn E Gotex có rất nhiều lỗ nhỏ có tác dụng giúp máu xuyên qua dễ dàng.
Ưu điểm của chất liệu sụn E Gotex
- Nâng mũi bằng sụn E Gotex đảm bảo kết quả tự nhiên: Không giống như sụn sinh học và sụn tự thân, nâng mũi bằng sụn E Gotex càng để lâu dáng mũi lại càng đẹp và tự nhiên hơn.
- Vì sụn E Gotex giống như tấm mạch máu nhân tạo nên khi nâng mũi bằng sụn E Gotex dáng mũi sẽ nhanh chóng ổn định. Mũi mềm mại và có độ đàn hồi như mũi thật, bạn có thể thoải mái sờ, cấu, véo mà không lo làm biến dạng dáng mũi.
- Nâng mũi bằng sụn E Gotex có độ an toàn cao, không lo dị ứng chất liệu hay biến chứng sau phẫu thuật.
Hạn chế khi nâng mũi bằng sụn E Gotex
Nâng mũi bằng sụn E Gotex không có nhược điểm nào khác ngoài chi phí thực hiện cao. Trung bình một ca phẫu thuật nâng mũi bằng sụn E Gotex có giá là 45 triệu đồng.
Trên đây là những thông tin cơ bản về 3 loại chất liệu nâng mũi được dùng phổ biến hiện nay. Hi vọng, những thông tin trên sẽ giúp các bạn lựa chọn được phương pháp và chất liệu phù hợp nhất với bản thân mình.