Chào Sacdepphunu.org! Em đang có ý định đi phẫu thuật nâng mũi vì chiếc mũi của em bị tẹt, đầu mũi hếch. Nhưng em băn khoăn không biết nên nâng mũi bọc sụn tự thân hay nâng mũi bằng sụn sinh học. Nâng mũi bằng phương pháp nào an toàn hơn ạ? Em tên Phạm Linh, sv năm 2 Học viện báo chí & tuyên truyền.
Trả lời:
Chào Phạm Linh! Sacdepphunu.org rất vui khi nhận được thư của bạn gửi về chuyên mục Hỏi đáp. Để trả lời cho thắc mắc nên nâng mũi bọc sụn tự thân hay nâng mũi bằng sụn sinh học, trước hết Sacdepphunu.org sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn nâng mũi bọc sụn bằng sụn tự thân là gì? Nâng mũi bằng sụn sinh học là gì?
Nâng mũi bọc sụn tự thân là gì? Nâng mũi bằng sụn sinh học là gì?
Phẫu thuật nâng mũi bọc sụn tự thân là phương pháp nâng mũi của Hàn Quốc. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ dùng sụn sinh học định hình để nâng cao và tạo dáng sóng mũi S line, sau đó dùng sụn tự thân (loại sụn lấy từ tai, vách ngăn, sụn cân thái dương…) để bọc bảo vệ chất liệu sụn sinh học và bảo vệ đầu mũi. Đây là phương pháp nâng mũi tiên tiến, có nhiều ưu điểm vượt trội
Phẫu thuật nâng mũi bằng sụn sinh học là phương pháp nâng mũi đã có từ rất lâu. Đây là phương pháp bác sĩ sử dụng chất liệu sụn sinh học định hình để nâng cao mũi đơn thuần.
Theo Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Chí Thanh – bác sĩ phụ trách chuyên môn chính của Thẩm mỹ viện bác sĩ Hà Thanh: “Hiện nay, đa số mọi người lựa chọn nâng mũi bằng phương pháp bọc sụn tự thân thay vì nâng mũi bọc sụn sinh học đơn thuần như trước đây. Tôi sẽ so sánh hai phương pháp này để các bạn thấy rõ được từng ưu và nhược điểm của mỗi phương pháp”.
So sánh nâng mũi bọc sụn tự thân và nâng mũi sụn sinh học
Tiêu chí | Nâng mũi bằng sụn sinh học | Nâng mũi bằng sụn tự thân |
Đối tượng thực hiện | Những người có đầu và cánh mũi đã cân đối, thon gọn. Mũi có nhược điểm duy nhất là sóng mũi thấp, tẹt, hoặc sóng mũi bị gồ, lệch, vẹo. | Tất cả những nhược điểm xấu của mũi như mũi tẹt, mũi hếch, mũi nhòm mồm, mũi lệch, đầu và cánh mũi to thô đều có thể chỉnh sửa. |
Chất liệu nâng mũi
|
Sử dụng một loại chất liệu duy nhất là sụn sinh học định hình. Những chất liệu này được sản xuất thành nhiều đoạn sóng mũi giả với hình dáng và kích thước khác nhau. Trên sóng mũi có vài lỗ nhỏ để máu dễ dàng lưu thông. | – Nâng mũi cao, tạo dáng mũi S line, L line bằng sụn sinh học định hình, kết hợp sử dụng sụn tự thân để bọc chất liệu và bảo vệ đầu mũi. Một số trường hợp da mũi quá căng và mỏng bác sĩ sẽ nâng mũi hoàn toàn bằng sụn tự thân để đảm bảo an toàn.
– Chất liệu sụn tự thân được nghiên cứu là loại chất liệu có độ mềm dẻo cao gấp 200 lần sụn sinh học và có khả năng tương thích gần như tuyệt đối với cơ thể sau phẫu thuật.
|
Kết quả thực hiện | – Dáng mũi cao, thon mềm mại.
– Kết quả nâng mũi có thể giữ được khoảng 10 năm |
– Chiếc mũi thanh tú, cân đối, hài hòa với gương mặt, mọi đường nét đều tự nhiên.
– Kết quả nâng mũi bọc sụn tự thân có thể giữ được vĩnh viễn. |
Nguy cơ biến chứng sau phẫu thuật | – Khách hàng có thể bị dị ứng chất liệu khiến đầu mũi, sóng mũi bị bóng đỏ.
Do đầu mũi phải chịu một áp lực mới từ sóng mũi nhân tạo mà lại không có lớp bảo vệ nên sau thời gian nâng mũi mũi dễ bị lộ sóng, thủng rách đầu mũi do sóng mũi bị tụt. |
|
Chi phí thực hiện | Chi phí thực hiện thấp. Chủ yếu tuy thuộc vào chất liệu nên có các mức giá dao động từ 8 – 10 – 12 triệu đồng. | Chi phí phụ thuộc vào mức độ can thiệp chỉnh sửa:
Nếu nâng mũi kết hợp bọc sụn đầu mũi là 16 – 18 triệu đồng. Nâng mũi bọc sụn toàn bộ sóng và đầu mũi: 25 triệu đồng. Nâng mũi kết hợp thu nhỏ, làm thon gọn đầu mũi: 25 – 30 – 40 triệu đồng
|
Trên đây là bảng so sánh giữa hai phương pháp nâng mũi bọc sụn tự thân và nâng mũi bằng sụn sinh học định hình. Dựa vào bảng phân tích đó, các bạn có thể dễ dàng nhận thấy được từng ưu và nhược điểm của mỗi phương pháp. Việc lựa chọn nâng mũi bằng phương pháp nào phụ thuộc vào nhu cầu và tình trạng mũi của khách hàng. Tuy nhiên, xét về độ an toàn và hiệu quả thẩm mỹ, các chuyên gia vẫn khuyên bạn nên nâng mũi bọc sụn tự thân.
Chúc bạn có sự lựa chọn sáng suốt!