Ung thư vú là cơ ác mộng kinh hoàng đối với phụ nữ vì nó không chỉ làm mất đi vẻ đẹp thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng con người. Vậy phẫu thuật nâng ngực có bị ung thư không? Câu hỏi đang được rất nhiều người quan tâm.
Phẫu thuật nâng ngực được xem là giải pháp nhanh nhất có thể giúp chị em phụ nữ sở hữu vòng một căng tròn hấp dẫn. Tuy nhiên, việc độn chất liệu sinh học vào trong cơ thể có gây nên tác dụng phụ gì không? Nâng ngực có bị ung thư không? Câu hỏi đó là trăng trở khiến cho các nhà nghiên cứu khoa học phải trăn trở và trong vòng suốt 15 năm năm qua, kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa căn bệnh ung thư vú và phẫu thuật nâng ngực cuối cùng cũng được làm rõ.
Phẫu thuật nâng ngực có bị ung thư không – sự thật hé lộ sau gần 15 năm năm nghiên cứu
Vào năm 1992, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phát hiện trong những trường hợp khách hàng từng nâng ngực bị ung thư vú có xuất hiện tế bào ung thư xung quanh những túi cấy ghép. Khi chưa xác định chính xác câu trả lời nâng ngực có bị ung thư không, tổ chức FDA này đã khuyến cáo phụ nữ đã phẫu thuật nâng ngực thường xuyên đi thăm khám và phải liên hệ ngay với bác sĩ nếu thấy dấu hiệu bất thường. Và cũng từ đó, phương pháp nâng ngực bằng silicon bị cấm không được sử dụng trong phẫu thuật thẩm mỹ.
Đến năm 2006, tức sau gần 15 năm nghiên cứu mối quan hệ giữa nâng ngực và căn bệnh ung thư vú, FDA mới tìm ra được kết quả chính xác. Theo đó, trong vòng gần 15 năm đó, các nhà khoa học đã nghiên cứu 40.000 phụ nữ từng nâng ngực, nhưng hầu hết các nghiên cứu không tìm thấy mối liên hệ nào giữa nâng ngực bằng silicon và bệnh ung thư. Do đó, phẫu thuật nâng ngực tiếp tục được cho phép thực hiện trở lại.
Vậy nguy cơ bị ung thư vú của chị em bắt nguồn từ nguyên nhân nào?
Nếu như phẫu thuật nâng ngực không phải là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ung thư vú của chị em phụ nữ thì căn bệnh quái ác này xuất phát từ nguyên nhân nào?
– Di truyền: Yếu tố di truyền từ lâu đã được công nhận có khả năng liên quan đến ung thư vú với tỉ lệ từ 10 – 15%.
– Sự thay đổi của nội tiết tố sinh dục làm tăng nguy cơ ung thư vú: Trong những thí nghiệm ở chuột, người ta nhận thấy rằng estrogen làm đẩy mạnh nguy cơ ung thư vú và khi bị ung thư, estrogen kích thích những tế bào ung thư này phát triển.
– Ngoài ra, những phụ nữ sinh con muộn trên 30 tuổi, thường xuyên dùng thuốc tránh thai, hút thuốc, uống rượu…có nguy cơ bị ung thư vú cao hơn người bình thường.
Một số giải pháp giúp chị em sở hữu vòng một khỏe mạnh
Dù đã từng phẫu thuật nâng ngực hay chưa nâng ngực, chị em vẫn nên duy trì thói quen sinh hoạt, làm việc khoa học sau đây để bảo vệ vòng một luôn săn chắc, khỏe mạnh.
- Chăm chỉ luyện tập thể dục thể cao vừa tốt cho tim mạch, vừa duy trì vóc dáng cân đối. Bởi như các bạn đã biết, thừa cân chính là một trong những nguyên nhân gây nên căn bệnh ung thư vú.
- Tích cực ăn nhiều rau xanh, hoa quả. Phụ nữ nên hạn chế uống rượu bia và tuyệt đối không hút thuốc lá.
- Một số loại thực phẩm có tác dụng phòng ngừa ung thư gồm: tỏi, gừng, tiêu, hành, đậu nành, dâu tây, vỏ các loại ngũ cốc, uống nước trà xanh mỗi ngày…
- Mặc áo ngực đúng size, không mặc áo quá chật. Buổi tối khi ngủ chị em không nên mặc áo ngực,
- Một trong những điều quan trọng nhất giúp chị em phòng ngừa và phát hiện ung thư vú sớm là đi thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên.
Hi vọng, qua những chia sẻ trên, những ai đã và đang có ý định phẫu thuật nâng ngực sẽ không còn lo lắng nâng ngực có bị ung thư không.
Chúc chị em luôn vui vẻ, mạnh khỏe!